Đây là khoảnh khắc rợn người, 1 con rắn đang phun nọc độc. Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn xuất hiện ở đó, thế nhưng con rắn đó sẽ trở nên vô dụng nếu mất đi 1 bộ phận "đặc biệt" trên cơ thể, bạn có biết đó là bộ phận gì không?
Đây là vũ khí "át chủ bài" khủng khiếp của loài rắn, và 1 khi rắn mất đi bộ phận "đặc biệt" này trên cơ thể thì những kẻ săn mồi "lạnh lùng" này sẽ trở nên vô dụng.
Nhờ vũ khí này, loài rắn mới có thể tung cú đớp "thần sầu" vào con mồi trước khi cuộn siết và nuốt gọn chúng vào bụng.
Nhắc đến loài rắn, chúng ta thường nghĩ ngay đến những cú táp với tốc độ không tưởng hay nọc độc có khả năng gây chết người khủng khiếp.
Độc tố sau đó sẽ tấn công vào tế bào, thần kinh khiến nạn nhân của chúng từ đau đớn đến choáng váng, hoại tử và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời ( đối với người ).
Và vũ khí bí mật của chúng nằm ở chiếc lưỡi luôn thè ra thụt vào rất linh hoạt. Đó là lý do vì sao, chúng ta thường thấy mỗi lần di chuyển, rắn thường sử dụng rất linh hoạt chiếc lưỡi có 2 nhánh của mình.
Có chiếc lưỡi với khả năng "2 trong 1" vừa là vị giác vừa là khứu giác này, loài rắn có thể di chuyển và săn mồi vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
Nếu như cặp răng nhọn hoắt của chúng dùng để bơm nọc độc vào con mồi sau cú táp nhanh như chớp và bộ hàm có thể mở rộng gấp nhiều lần để nuốt chửng con mồi thì chiếc lưỡi có khả năng định vị con mồi là điều kiện giúp chúng có cơ hội tấn công và "chén ngọt" con mồi.
Vì rắn là loài không có tai ngoài, màng nhĩ và xoang tai giữa, nên chúng gần như bị "điếc" trước những âm thanh phát ra từ bên ngoài. Do đó, chiếc lưỡi đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các cuộc săn mồi và sự sinh tồn của loài bò sát này.
Trên bề mặt lưỡi rắn có phủ một chất nhầy dính có khả năng nhận biết các phân tử mùi. Rắn thè lưỡi để định vị và phân tích mùi phát ra từ con mồi.
Rắn thụt lưỡi vào để đưa phân tử mùi đã thu được lên một cơ quan có chức năng phân tích mùi tên là Jacobson nằm ở bên trong khoang miệng.
Khi đó, não bộ sẽ phân tích cho rắn phía trước là con mồi hay kẻ thù để chúng có thể bắt đầu màn đi săn hay lui về một góc "ở ẩn" tránh kẻ thù nguy hiểm.
Chưa hết, hai hốc cảm biến hồng ngoại nằm trên đầu con rắn có khả năng nhận biết các loài động vật máu nóng, kể cả chúng ( con mồi ) có đứng yên 1 chỗ.
Khi đã định vị được vị trí con mồi, bắt đầu lúc này rắn mới sử dụng đến hàm nanh độc chết chóc cùng cơ thể có khả năng thít chặt con mồi cho đến chết.
Sau cùng, là màn thưởng thức "bữa đại tiệc" một cách ngon lành, từ từ.
Ở một số loài rắn, trăn không có nọc độc thì chiếc lưỡi vẫn là "con át chủ bài" của chúng. Ở trăn, khi xác định được con mồi, chúng sẽ dùng bộ hàm cực khỏe cắn con mồi, cùng lúc đó dùng khối cơ thể dài để siết nạn nhân cho đến chết.
Tại sao lưỡi rắn lại có hai nhánh? Đây cũng là đặc điểm ưu tiên của loài rắn. Như đã nói ở trên ( rắn là loài không có tai ngoài, màng nhĩ và xoang tai giữa, nên chúng gần như bị "điếc" trước những âm thanh phát ra từ bên ngoài. Do đó, chiếc lưỡi đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các cuộc săn mồi và sự sinh tồn của loài bò sát này ). và chiếc lưỡi 2 nhánh giúp chúng định vị phương hướng tốt hơn. Chưa hết, vì chúng là loài động vật sống ở những nơi ẩm thấp, nhiều bùn, với lợi thế chiếc lưỡi có hai nhánh này mà nó trở thành "bộ dọn vệ sinh" cực kỳ hữu hiệu cho 2 lỗ mũi của chúng.
Nhờ đó, cùng với lưỡi, mũi rắn có thể phát huy khả năng phân tích mùi của môi trường và mùi của con mồi.
Thêm vào đó, nếu bạn để ý, ở miệng rắn có 1 hốc nhỏ. Đó chính là chỗ ra vào của lưỡi rắn, giúp chúng thè ra thụt vào linh động mà không cần phải há miệng.
Đây là vũ khí "át chủ bài" khủng khiếp của loài rắn, và 1 khi rắn mất đi bộ phận "đặc biệt" này trên cơ thể thì những kẻ săn mồi "lạnh lùng" này sẽ trở nên vô dụng.
Nhờ vũ khí này, loài rắn mới có thể tung cú đớp "thần sầu" vào con mồi trước khi cuộn siết và nuốt gọn chúng vào bụng.
Nhắc đến loài rắn, chúng ta thường nghĩ ngay đến những cú táp với tốc độ không tưởng hay nọc độc có khả năng gây chết người khủng khiếp.
Và vũ khí bí mật của chúng nằm ở chiếc lưỡi luôn thè ra thụt vào rất linh hoạt. Đó là lý do vì sao, chúng ta thường thấy mỗi lần di chuyển, rắn thường sử dụng rất linh hoạt chiếc lưỡi có 2 nhánh của mình.
Lưỡi là thứ "vũ khí át chủ bài" của chúng.
Nếu như cặp răng nhọn hoắt của chúng dùng để bơm nọc độc vào con mồi sau cú táp nhanh như chớp và bộ hàm có thể mở rộng gấp nhiều lần để nuốt chửng con mồi thì chiếc lưỡi có khả năng định vị con mồi là điều kiện giúp chúng có cơ hội tấn công và "chén ngọt" con mồi.
Vì rắn là loài không có tai ngoài, màng nhĩ và xoang tai giữa, nên chúng gần như bị "điếc" trước những âm thanh phát ra từ bên ngoài. Do đó, chiếc lưỡi đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các cuộc săn mồi và sự sinh tồn của loài bò sát này.
Trên bề mặt lưỡi rắn có phủ một chất nhầy dính có khả năng nhận biết các phân tử mùi. Rắn thè lưỡi để định vị và phân tích mùi phát ra từ con mồi.
Khi đó, não bộ sẽ phân tích cho rắn phía trước là con mồi hay kẻ thù để chúng có thể bắt đầu màn đi săn hay lui về một góc "ở ẩn" tránh kẻ thù nguy hiểm.
Chưa hết, hai hốc cảm biến hồng ngoại nằm trên đầu con rắn có khả năng nhận biết các loài động vật máu nóng, kể cả chúng ( con mồi ) có đứng yên 1 chỗ.
Khi đã định vị được vị trí con mồi, bắt đầu lúc này rắn mới sử dụng đến hàm nanh độc chết chóc cùng cơ thể có khả năng thít chặt con mồi cho đến chết.
Sau cùng, là màn thưởng thức "bữa đại tiệc" một cách ngon lành, từ từ.
Ở một số loài rắn, trăn không có nọc độc thì chiếc lưỡi vẫn là "con át chủ bài" của chúng. Ở trăn, khi xác định được con mồi, chúng sẽ dùng bộ hàm cực khỏe cắn con mồi, cùng lúc đó dùng khối cơ thể dài để siết nạn nhân cho đến chết.
Tại sao lưỡi rắn lại có hai nhánh? Đây cũng là đặc điểm ưu tiên của loài rắn. Như đã nói ở trên ( rắn là loài không có tai ngoài, màng nhĩ và xoang tai giữa, nên chúng gần như bị "điếc" trước những âm thanh phát ra từ bên ngoài. Do đó, chiếc lưỡi đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các cuộc săn mồi và sự sinh tồn của loài bò sát này ). và chiếc lưỡi 2 nhánh giúp chúng định vị phương hướng tốt hơn. Chưa hết, vì chúng là loài động vật sống ở những nơi ẩm thấp, nhiều bùn, với lợi thế chiếc lưỡi có hai nhánh này mà nó trở thành "bộ dọn vệ sinh" cực kỳ hữu hiệu cho 2 lỗ mũi của chúng.
Nhờ đó, cùng với lưỡi, mũi rắn có thể phát huy khả năng phân tích mùi của môi trường và mùi của con mồi.
Thêm vào đó, nếu bạn để ý, ở miệng rắn có 1 hốc nhỏ. Đó chính là chỗ ra vào của lưỡi rắn, giúp chúng thè ra thụt vào linh động mà không cần phải há miệng.